Top những lễ hội xuân truyền thống nổi tiếng nhất ở Hoài Đức, Hà Nội.

Huyện Hoài Đức thuộc thành phố Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: làng nghề tạc tượng Sơn Đồng, làng nghề dệt La Phù, làng nghề nông sản Dương Liễu, làng nghề bún bánh thôn Cao Xá Hạ mà còn nổi tiếng bởi những lễ hội độc đáo, mang nhiều giá trị, thu hút khách du lịch. Sau đây Nhà hàng Gà Ngon xin giới thiệu với các bạn một vài lễ hội nổi tiếng nhất nơi đây, mong rằng một dịp nào đó các bạn sẽ được tham dự.

STYLE | Nhà hàng Gà Ngon nơi được mệnh danh là Biểu tượng văn hóa ẩm thực Hà Thành

  1. Đêm hội Giã La

Lễ hội Giã La là lễ hội lớn, nổi tiếng ở vùng xứ Đoài xưa (Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) của hai làng Ỷ La và La Nội với tục tắt đèn vào đêm giã hội. Từ lâu, lễ hội này được nhầm tưởng của làng La Khê (cũng là một trong bảy làng La cổ) và cũng cho rằng, đây là lễ hội mang tính phồn thực. Thực ra, đây là lễ hội tôn vinh người anh hùng có công diệt hổ dữ cứu dân hai làng La trên và tục tắt đèn vào đêm giã hội là để diễn lại sự tích đó.

Đêm hội Giã La (Ảnh nguồn internet)

Căn cứ vào sự tích thành hoàng làng và trò diễn đêm Giã Hội còn lưu lại cho đến giờ thì “Giã La” ấy chính là xã thuộc Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội. La Nội và Ỷ La từ xưa vẫn thờ chung một đình một quán, và một chùa Cả nên hội La là hội chung của hai làng.

Mỗi lề hội lại gắn với một câu chuyện hoặc một vị anh hùng riêng và nó là niềm tự hòa, nét văn hóa của mỗi làng quê Việt. Lễ hội Giã La gắn với sự tích vị Thành hoàng của hai làng Ỷ La và La Nội, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngài được tôn thờ tại ngôi Đình chung, dựng ở điểm giữa hai làng. Ngài có tên huý là Đương Cảnh Công. Dân vẫn kiêng huý gọi Cảnh là Kiểng.

Đêm hội Giã La (Ảnh nguồn internet)

Tương truyền, mẫu thân của Ngài là cô thợ nhuộm Trần Thị Châu quê ở làng Sài Trang huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, đạo Hải Dương. Một lần cô đi nhuộm đến Đại La Trang và Kỳ La Khu gặp dịp mở hội. Cô dừng chân xem hội và nghỉ lại đêm tại bìa rừng, nay là nền quán. Đêm ấy, cô được thần mộng triệu rồi thai nghén mà sinh ra Ngài. Lớn lên Đương Cảnh theo học Tản Viên Sơn Thánh rồi kết duyên cùng hai nàng Tuyên Nương và Chính Nương là con gái động chủ Ma Thị (mẹ nuôi của Sơn Tinh, cũng dòng tiên thánh). Nhớ lời mẹ kể về nguồn gốc của mình, ngài đưa hai nàng về Đại La sinh sống.

 Ít năm sau, cả một vùng rộng lớn của đất nước bị thú dữ hoành hành gây thiệt hại cho gia súc và mùa màng. Vua Hùng Duệ Vương cho sứ giả chiêu cầu người tài ra diệt ác thú cứu dân. Đương Cảnh nghe chiếu truyền, liền tuyển mộ tráng sĩ lên kinh đô xin vua cho đi diệt trừ thú dữ. Hùng Duệ Vương ban cho Đương Cảnh làm Đô đốc, Tả tướng quân. Nhờ có hai bà vợ tiên là Tuyên Nương và Chính Nương, thông thạo rừng núi dẫn đường, với tài trí của mình cùng sức mạnh của dân binh, bầy thú dữ lần lượt bị tiêu diệt.

Đêm hội Giã La (Ảnh nguồn internet)

Cuối cùng, chúa sơn lâm là con “hổ lang vàng mép” bị sa bẫy tại Đại La. Ngài cho dân giết hổ lột da xả thịt mở tiệc ăn mừng. Xương hổ chất thành đống, đến nay còn dấu tích là Đống Hùm nằm trên đường từ đình lên quán La. Da hổ được giữ làm kỷ niệm chiến tích diệt trừ dã thú. Về sau, trong hội rước tấm da hổ được trải trên kiệu của Ngài.

Thời gian: 6 – 14/1 âm lịch (5 năm tổ chức một lần).

Địa điểm: Xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Thành hoàng Đương Cảnh.

Đặc điểm: Rước đêm, diễn trò săn hổ, rước hoàn cung.

2. Hội Giá

Dịp tháng 3 Âm lịch hàng năm, làng Giá (xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại chuẩn bị cho lễ hội làng. Đây là dịp để nhân dân địa phương làm sống dậy những sinh hoạt văn hóa từ ngàn xưa và là dịp để con cháu xa quê trở về với nguồn cội.

Làng Giá trước đây, nay gọi là làng Yên Sở, là một địa danh gắn liền với những dấu ấn văn hóa cổ xưa của vùng xứ Đoài thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) nay là thuộc TP Hà Nội. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều di tích văn hóa có giá trị như hệ thống giếng cổ có niên đại từ rất sớm, cùng với những di tích kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu mạo, nhà từ đường của các dòng họ. Đặc biệt, tại đây vẫn còn giữ được di tích Quán Giá, tức là Đình Giá, một quần thể kiến trúc nghệ thuật hết sức độc đáo, thờ đức thánh Lý Phục Man, người đã có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ nước nhà.

Hội Giá (Ảnh nguồn internet)

Đã thành thông lệ hàng năm, Quán Giá lại tổ chức lễ hội, chính hội vào ngày mùng 10 và kéo dài đến ngày 12 tháng 3 Âm lịch để tưởng nhớ công ơn các vị thành hoàng làng đồng thời giáo dục cho thế hệ con cháu truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc. Cũng giống như nhiều lễ hội dân gian khác, lễ hội Quán Giá gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Vào ngày 10/3 Âm lịch ngay từ sáng sớm, đám rước lễ của các làng cùng tề tựu để dự lễ hội Quán Giá, tiếp theo sau là đám rước của các làng thờ vọng Đức thánh Lý Phục Man. Theo phong tục thì ngày đầu tiên diễn ra lễ hội thì dân làng tổ chức lễ dâng hương để trình Thánh. Lễ này do các Thủ từ cùng các vị chức sắc trong làng hành lễ. Bắt đầu là tiết mục múa cờ và múa sư tử với sự tham gia của các trai đinh trong làng. Chiều cùng ngày diễn ra lễ Nghiềm Quân, đây là thời điểm rất quan trọng và linh thiêng trong lễ hội Quán Giá.

Hội Giá (Ảnh nguồn internet)

Trong khi ở sân ngoài đang tiến hành Nghiềm Quân thì ở sân trong đang chuẩn bị nghi thức rước kiệu. Sau khi Nghiềm Quân xong mọi người chuyển vào khớp với đám rước. Số người tham gia đội rước có đến 500 người, gồm đàn ông tuổi từ 50 đến 69 cùng thanh niên trai tráng trong làng. Dẫn đầu đám rước là đội múa sư tử, tiếp theo là áp đám có nhiệm vụ bảo vệ, trấn an cho đội rước được quy củ và trang nghiêm, sau đó là cờ thần, chiêng, trống cái, hoa roi, cờ trượng, bát âm rồi đến Tổng cừ, hàng kiệu, tàn, tán… theo sau là đèn lồng, kiệu văn cùng các phụ lão và nhân dân trong làng. Đi cuối đoạn rước là cờ thần và trống hậu. Rước trong lễ hội Quán Giá là một trong những nghi thức rước nổi tiếng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng của xứ Đoài. Đám rước làng Yên Sở là rước Văn đi dọc từ Quán Giá theo đê sông Đáy tới Văn chỉ rồi về Quán tế thần. Lễ vật đặc trưng trong lễ hội Quán Giá là bánh giày, bánh cuốn, xôi gà, oản quả, trầu rượu, thể hiện ước muốn phồn thực, ước muốn về một cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc của người dân trong làng.

Hội Giá (Ảnh nguồn internet)

Sau khi kết thúc phần nghi lễ linh thiêng là mở ra phần hội tưng bừng, vui vẻ để mọi được thỏa thích vui chơi, giải trí với các trò chơi thể hiện trí tuệ uyên thâm và tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam như đấu cờ người, đấu vật cổ truyền…

Nếu như trước đây chỉ có một hai đám rước lớn của cả làng thì nay mỗi thôn đều tổ chức lễ rước quy mô và các nghi thức hầu như vẫn được giữ nguyên theo nghi lễ truyền thống. Vào buổi tối hôm trước ngày rước, người dân trong thôn tụ họp tại nhà văn hóa cùng nhau chuẩn bị lễ dâng lên Quán. Trước đây do tư tưởng trọng nam kinh nữ mà các thành phần chính trong đám rước chỉ có nam giới nhưng ngay nay với tư tưởng nam nữ bình đẳng, phụ nữ cũng tham gia vào đám rước kiệu. Nhân dịp này, các hội đồng tuổi, hội cùng xóm, cùng ngõ đều tổ chức ăn uống, là dịp để mọi người cùng nhau chia sẻ, gắn kết tình bạn bè, tình làng nghĩa xóm.

Hội Giá (Ảnh nguồn internet)

Lễ hội làng Giá mặc dù chỉ diễn ra trong ba ngày nhưng thật sự đã để lại ấn tượng tốt đẹp và những trải nghiệm thú vị đối với toàn thể dân làng và du khách thập phương. Bởi vì lễ hội không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng làng xóm để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc trong mỗi gia đình và trong cả cộng đồng.

Thời gian: 10 – 26/3 âm lịch.

Địa điểm: Làng Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Lý Phục Man, danh tướng thời Lý Nam Đế.

Đặc điểm: Tế thánh, diễn cảnh xuất trận của tướng Lý Phục Man, đấu vật, cờ tướng, đu tiên.

3. Hội làng Hậu Ái

Đỗ Kính Tu sinh năm 1172 (Nhâm Thìn) trong một gia đình nho học tại Nhân Lý, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây (nay là làng Hậu Ái). Ông thông minh từ bé, năm 13 tuổi đã đỗ Tú tài kỳ thi Hương. Đến năm 18 tuổi, khi triều đình mở khoa thi võ, ông đỗ Phong Võ Chức và được vua cử đi dẹp giặc.

Hội làng Hậu Ái (Ảnh nguồn internet)

Năm 23 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi Tam giáo và được vua phong chức Hàn Lâm Viện Đại Học Sĩ kiêm Võ sư. Sau đó, ông được phong nhiều chức như: Thái Úy, Thái Phó (Tể tướng), Đế Sư, Thái Bảo và được vua ban cho mang họ vua là Lý Kính Tu.

Làng Hậu Ái nằm trong vùng đất trũng nên cứ đến mùa mưa là cả cánh đồng làng chìm trong cảnh úng ngập. Dân làng muốn có con mương dẫn nước đổ ra sông Nhuệ nhưng không làm được vì phải đi qua nhiều làng. Đỗ Kính Tu có lòng nhân ái, thương dân nên đã đứng ra thương lượng với các địa phương và lấy hơn chục mẫu ruộng do vua ban để đền bù cho các chủ đất. Nhờ đó, con mương được hình thành, làng Hậu Ái không còn bị khổ vì nạn úng ngập nữa. Vì làm chức quan to nên ông bị bọn gian thần ghen ghét, lập mưu vu cáo ông cho đào mương để tập luyện binh lính làm phản. Triều đình nghị án, ban cho ông tự quyết án. Uất ức, Đỗ Kính Tu cưỡi ngựa cùng hai quan bộ hạ ra sông Hồng tự vẫn. Hôm đó là ngày 21 tháng 5 âm lịch năm 1216 (Bính Tý).

Hội làng Hậu Ái (Ảnh nguồn internet)

Khi ông mất, vua chợt tỉnh ngộ, liền cho rước ông về quê để mai táng, và lấy ngày 21 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày tế lễ tưởng niệm. Thương tiếc và tưởng nhớ đến công lao của ông, dân làng tôn ông làm Thành hoàng làng và dựng đền trên đất nhà ông để thờ tự. Đến năm 1914, làng tu sửa đền thành đình.

Đình Hậu Ái tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, phía trước đình là hồ nước, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Kiến trúc đình kiểu chữ Đinh, gồm cổng đình, sân đình, tòa đại đình và hậu cung. Cổng đình có hai cột hoa biểu cao; đỉnh cột mang hình lồng đèn, được đắp nổi tứ linh, hổ phù; phía dưới chân cột là bốn con chim phượng hoàng chụm đuôi lại. Hai bên sân đình là hai dãy tả vu, hữu vu đều có sáu gian, tường hồi bít đốc, các vì kèo làm kiểu quá giang trên cột gạch. Phía cuối sân là tòa đại đình gồm năm gian, hai mái. Trên đỉnh mái đắp đôi rồng chầu mặt trời. Năm hàng cột đỡ mái hiên của toà đại đình được gắn với nhau theo kết cấu “thượng rường hạ kẻ”. Các kiến trúc trong tòa đại đình được chạm tứ linh (long, ly, quy, phượng), hổ phù, hoa lá theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Sau đại đình là tòa hậu cung với kết cấu theo kiểu “thượng rường hạ bẩy” và được chạm trổ rồng, mây, hoa lá như ở đại đình.

Đình làng Hậu Ái (Ảnh nguồn internet)

Hậu cung được ngăn làm đôi bởi hệ thống cửa bức bàn sơn son, vẽ hình rồng, phượng, rùa, lân. Nửa phía trong hậu cung có khám thờ Đỗ Kính Tu với tượng, long ngai, bài vị. Nửa phía ngoài bầy bộ kiệu giá ngự, các đồ tự khí như bát bửu, cờ năm màu…

Đình Hậu Ái đã được Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989.

Thời gian: 28/5 âm lịch

Địa điểm: Làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng là Đỗ Kính Tu, đại thần thời Lý.
Đặc điểm: Dân làng góp bánh tro, bánh dày, bánh chay cho làng mời khách thập phương. Cùng với các nghi lễ rước truyền thống, còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian.

4. Lễ hội đình La Dương

Đình La Dương được xây dựng từ thời vua Hùng Vương thứ 17, thờ ba anh em Minh Tuất Đại Vương. Theo bản thần tích còn ghi lại đình, có ông bà người huyện Kim Bảng làm nghề đánh cá trên sông, tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Biết La Dương có chùa Thiên Vũ nổi tiếng linh ứng, ông bà đã tìm đến cầu tự. Khi trở về, bà có mang và đến kỳ sinh được ba người con trai thiên tư dĩnh ngộ, tướng mạo khôi ngô, đặt tên là Minh Tuất Nhất Long, Nhị Long và Tam Long.

Lễ hội đình La Dương (Ảnh nguồn internet)

Lớn lên, cả ba anh em đều chăm chỉ học hành, tinh thông binh thư, binh pháp. Năm 24 tuổi, phía Bắc có giặc quấy nhiễu, Vua Hùng mở khoa thi tìm người tài giỏi đánh giặc, ba anh em đến kinh đô tham dự và đều trúng tuyển. Ông Nhất Long được cử làm Chỉ huy sứ, ông Nhị Long và Tam Long được cử làm Tả tướng quân và Hữu tướng quân. Khi cầm quân đánh giặc, ba ông đã chọn đất La Dương làm nơi đồn trú. Ngày thắng lợi, vua lấy đất La Dương ban cho ba anh em Minh Tuất làm thực ấp. Khi mất, ba ông được dân lập đình thờ và tôn làm Thành hoàng làng.

Lễ hội đình La Dương được tổ chức trong năm ngày, từ 10 đến 15/ 3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ Tam vị Thành Hoàng đã có công lập đất và đánh giặc ngoại xâm. Lễ hội thu hút rất đông nhân dân và du khách thập phương cùng tham dự.

 Diễn biến hội chính

 Ngày 10/1: Buổi sáng, các cụ ông trong đội tế lễ mặc trang phục truyền thống làm lễ bao sái, mộc dục tượng, đồ thờ cúng và lễ tế mở cửa đình. Buổi chiều, đội tế nam tiến hành lễ tế nhập tịch, đội tế nữ làm lễ dâng hương tế Thánh.

Lễ hội đình La Dương (Ảnh nguồn internet)

 Ngày 11/1 (Chính hội): Lễ rước kiệu bát cống từ đình La Dương ra quán La Dương được tổ chức từ sáng sớm. Đi đầu đoàn rước là đội múa sư tử, kế tiếp là phường bát âm, đội mang cờ, đồ bát bảo, đội khiêng kiệu, đội tế nam, đội tế nữ, đội lễ và dân làng. Những người khiêng kiệu đều là thanh niên khỏe mạnh, chưa có gia đình. Khi kiệu yên vị tại sân quán La Dương, đội tế nam tiến hành lễ tế Thánh.

Buổi chiều, đội dâng hương làm lễ tế Thánh. Tối đến, bài vị được chuyển lên kiệu và rước từ quán về đình.

Lễ hội đình La Dương (Ảnh nguồn internet)

Ngày 12 đến 15/1:Các đội tế nam và nữ của làng La Dương cùng với đội tế của các làng lân cận  tiến hành dâng hương tế Thánh. Đến chiều 15/1, đội tế nam làm lễ tế giã hội và phát lộc Thánh cho dân làng và khách thập phương.

Trong những ngày lễ hội diễn ra rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa như: múa sư tử, múa sênh tiền, hát quan họ, hát chèo, hát văn, thi cờ tướng, chọi gà …

Thời gian: 10/1 đến 15/1 âm lịch (chính hội 11/1)

Địa điểm: Đình La Dương, làng La Dương, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Đối tượng suy tôn: Tam vị Thành Hoàng Minh Tuất Đại Vương.

Đặc điểm: Rước kiệu, tế lễ, văn nghệ, đánh cờ …

5. Lễ hội làng Sơn Đồng

Cứ vào dịp sau rằm tháng giêng trở đi là người dân xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) lại hào hứng nhắc nhỏm đến ngày hội làng, được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm

Lễ hội làng Sơn Đồng (Ảnh nguồn internet)

Sơn Đồng là đất ven đô , theo đường chim bay chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng trên 10 km về phía tây. Làng Sơn Đồng là một làng cổ, cùng trên một vùng đất với di chỉ Vinh Quang , nơi phát hiện ra dấu tích văn hóa của người Việt cách nay trên 3000 năm . Từ xa xưa Sơn Đồng nổi tiếng là một vùng quê trù phú, hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao và đặc biệt nổi tiếng bởi nghề chạm khắc, sơn son thếp vàng tượng Phật, đồ thờ …Với dân số xấp xỉ 9000 người, cư ngụ tại hai thôn: Thôn Nội và thôn Ngoại. Hai thôn do 11 xóm hợp thành, nằm liền kề nhau. Những con đường liên thôn, liên xóm được lát gạch hoặc đổ bê tông chạy dọc ngang bên những ngôi nhà cổ, nhà cao tầng thấp thoáng bóng mái đình, mái chùa…Một làng quê mang nhiều nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng .

Là một làng quê có truyền thống khoa bảng, Sơn Đồng có 8 vị đỗ đại khoa, hàng trăm vị đỗ cử nhân và hàng mấy trăm vị đỗ sinh đồ, tú tài. Về võ quan cũng có hàng chục vị với chức tổng binh (tước hầu) Thiên đô ngự sử, cấm y vệ, lãnh binh…Về di tích lịch sử, Sơn Đồng còn gìn giữ được một hệ thống di tích kiến trúc cổ, bao gồm: Đình, đền, chùa, lăng miếu, từ đường…nhiều di tích được nhà nước xếp hạng.

Lễ hội làng Sơn Đồng (Ảnh nguồn internet)

Có nhiều di tích lịch sử nên Sơn Đồng cũng nhiều lễ hội . Lễ hội Đền Thượng vào ngày 16, 17 tháng 7 âm lịch, nơi thờ Tiền triều Thái phó Lê tướng công, húy Đào Trực (959 – 986), người có công phò Lê Hoàn đánh Tống. Hội chùa vào ngày 7, 8 tháng hai âm lịch, rước mẫu từ chùa Trong ra chùa Ngoài (chùa Diên Phúc)…Nhưng lễ hội, tiêu biểu của Sơn Đồng là lễ hội được tổ chức tại đình làng vào hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng hai âm lịch (chính hội ngày mùng 6).

Từ xa xưa còn truyền lại câu ca: “Sơn Đồng có hội bó mo / Bánh dầy, bánh cuốn đãi cho bạn bè”. Theo các bậc cao niên thì lễ hội làng Sơn Đồng xưa lớn lắm, lễ vật chính dùng để tế thần mỗi ngày 2 con trâu (mỗi thôn một con). Trâu được chọn lựa, thui vàng, lau sạch, để cả con, dùng giá đỡ, hai con được đặt 2 bên hương án, quay đầu vào phía trong đình. Sau cử hành tế lễ, khi hạ lễ trâu được chia đều cho các giáp, riêng cổ trâu được bớt lại cắt thành từng khoanh để biếu các chức dịch. Song hành với lễ là hội. Vào buổi tối mùng 5, trong sân đình có hát ca trù, ngoài cửa đình là các gánh chèo, tuồng thi diễn. Xóm làng rộn rã tiếng trống phách, người đi lại nhộn nhịp, náo nức, đèn đuốc sáng trưng.

Lễ hội làng Sơn Đồng (Ảnh nguồn internet)

Nói đến lễ hội làng Sơn Đồng phải nhắc đến những nét độc đáo, đó là tục thi bánh dầy và giằng bông. Cả làng tất bật, nhộn nhịp làm bánh suốt từ ngày mùng 4, mùng 5. Nhà nào cũng làm bánh để đãi khách. Xóm nào cũng làm bánh để dự thi. Việc chọn gạo nếp, đồ xôi, giã xôi…là cả một kỳ công, bí quyết của làng. Nói riêng việc giã xôi làm bánh dày, bánh cuốn đã thấy thật độc đáo. Giã xôi không giã bằng cối mà phải giã bằng mẹt. Mặt mẹt được xoa một lớp mỡ mỏng và lòng đỏ trứng gà để xôi không dính. Chày giã bằng gỗ, cầm vừa tay, đầu chày bọc bằng mo cau, buộc chặt, có thoa một lớp lòng đỏ trứng gà. Câu ca “bó mo” chính là chỉ việc làm này. Khi giã phải nhanh tay, đều tay để xôi mịn, bánh mới đẹp. Bánh dầy trắng không nhân được đặt tên lá mít hoặc lá chuối cắt tròn. Bánh cuốn có nhân đậu xanh rang trộn mật được bọc bởi lớp lá chuối hoặc lá dừa xanh cắt gọn.

Lễ hội làng Sơn Đồng (Ảnh nguồn internet)

Hội làng Sơn Đồng có nhiều trò chơi như chọi gà, cờ người…nhưng không thể thiếu trò giằng bông (cướp bông) mang đậm ý nghĩa tâm linh và tinh thần thượng võ. Cây “bông” của làng Sơn Đồng thật đặc biệt . Đó là một đoạn tre đực tươi dài xấp xỉ 1 mét được chọn lựa cẩn thận. Đoạn tre được cạo sạch tinh rồi tước “bông” xù lên, nhuộm phẩm ngũ sắc rất đẹp. Cây bông được đặt trên hương án đình làng trong ngày hội , trở thành vật linh thiêng . Sau tế lễ là là giằng bông, một hoạt động có sức lôi cuốn và hấp dẫn. Khi cây bông được tung ra giữa sân đình là cuộc giằng bông bắt đầu. Trai làng đổ xô vào thi tài, cố giằng bằng được cây bông từ trong tay đám đông. Người nào khỏe mạnh, mưu trí giằng được bông rồi giơ lên cao là thắng cuộc. Trong tiếng trống giục , tiếng hò reo cổ vũ, đám giằng bông kéo theo đám đông hào hứng quần đảo, giằng giật nhau , có khi kéo ra cả bãi cỏ, lội xuống cả ruộng bùn… từ chiều qua đêm mà vẫn bất phân thắng bại.
Qua thời gian, lễ hội làng Sơn Đồng có giai đoạn lắng xuống do thời cuộc, nay hội làng được phục hồi, tuy không còn tế lễ cầu kỳ như xưa. Hàng năm, ngày làng mở hội là dịp hội tụ của những người mưu sinh xa quê trở về làng và là dịp đón khách thập phương. Việc tổ chức lễ hội luôn được lãnh đạo xã Sơn Đồng chú trọng, để vừa giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống vừa văn minh, tiết kiệm.
Thời gian: 5 – 6/2 âm lịch.

Địa điểm: Xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Đông nhạc giáng thần.

Đặc điểm: Lễ tế trâu, rước và thi bánh giầy, trò cướp bông.

Kinh nghiệm ăn uống sau khi tham dự hội xuân tại Hà Nội

Theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa, sau khi đi tham dự hội xuân tại Hoài Đức, hãy đến ngay 1 nhà hàng vô cùng nổi tiếng tại khu vực này – nhà hàng Gà Ngon. Nằm ngay trên đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, sát cổng chào công viên Thiên Đường Bảo Sơn, nhà hàng Gà Ngon được coi là biểu tượng cho ẩm thực kinh kì, do đó nếu bạn đến Hà Nội mà chưa ghé nhà hàng thì coi như bạn chưa đến Hà Nội. Dù cách trung tâm nội thành 5 km nhưng nhà hàng không ngăn nổi các dòng khách du lịch liên tục đổ về. Năm 2016 nhà hàng Gà Ngon được tạp chí Du lịch danh tiếng Mỹ Triprow đánh giá là địa chỉ ẩm thực nên đến ăn một lần trong đời. Tháng 1 năm 2018, nhà hàng Gà Ngon lại được vinh danh trên tạp chí Kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily là 1 trong 10 nhà hàng có kiến trúc đẹp nhất châu Á.

Hàng ngày nhà hàng Gà Ngon đón tiếp hàng trăm đoàn khách du lịch đi tham quan các địa đanh nổi tiếng Hà Nội

Chính vì sự nổi tiếng của nhà hàng nên lượng khách đổ về nhà hàng Gà Ngon đông như quân nguyên, các món ăn tuy chờ đợi hơi lâu vì khách đến mới chế biến nhưng cực ngon và đáng đồng tiền bát gạo.

Hàng chục chiếc xe space dừng đỗ trước cổng nhà hàng Gà Ngon

Nhà hàng Gà Ngon là nhà hàng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước, quốc tế, việt kiều mỗi khi đến Hà Nội và trở thành địa chỉ ẩm thực quen thuộc của rất nhiều nghệ sĩ nối tiếng Việt Nam.

Nhà hàng Gà Ngon được vinh danh trên tạp chí Kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily là 1 trong 10 nhà hàng có kiến trúc đẹp nhất châu Á

Nhà hàng Gà Ngon là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Thành khiến ai đến thăm Hà Nội cũng đều phải ghé đến.

Nhà hàng Gà Ngon soi mình bên hồ nước rộng dưới rặng dừa xanh duyên dáng

Nhà hàng tái hiện khung cảnh làng quê Bắc Bộ với không gian tre trúc, đèn lồng, tranh tre, bàn ghế niêu mẹt đều bằng tre… gợi nên tình yêu quê hương và cảm giác được trở về với tuổi thơ của mỗi du khách việt kiều xa xứ.

30 chiếc xe du lịch space nối đuôi nhau xếp thành hàng dài trước cổng nhà hàng Gà Ngon

Không chỉ là nơi tụ hội các món ăn ngon từ khắp các vùng miền trên cả nước, nhà hàng Gà Ngon còn là nơi duy nhất mang đến cho thực khách một không gian ẩm thực mới lạ, đậm nét văn hóa. Các chương trình biểu diễn nhạc sống gồm có nhạc cổ điển, Nhạc dân tộc, Nhạc trữ tình, liên kết cùng các đơn vị như liên đoàn Xiếc Việt Nam, hứa hẹn mang đến cho quý thực khách những chương trình tạp kĩ nghệ thuật đầy hấp dẫn, để thực khách vừa được hòa mình vào lễ hội ẩm thực, vừa được thết đãi những “món ngon tinh thần” một cách trọn vẹn và hoàn hảo.

Nhà hàng Gà Ngon có lịch sử 20 năm tuổi và là một địa chỉ ẩm thực của người sành ăn Hà Thành

Không gian nhà hàng rộng 5000m2  trước giờ đãi tiệc

Trong không gian sinh thái với sức chứa 1600 thực khách, nhà hàng luôn đông kín khách cả bên trong và bên ngoài

Nhà hàng Gà Ngon được các nghệ sĩ nối tiếng của Việt Nam đặc biệt ưa thích. Đây là chốn dừng chân quen thuộc cho các bữa tiệc hội ngộ bạn bè, liên hoan, sum họp … của giới nghệ sĩ Việt.

Đối với ca sĩ Anh Thơ nhà hàng Gà Ngon là địa chỉ ẩm thực quen thuộc của cô
NSƯT Trí Trung nhiều lần ghé thăm nhà hàng Gà Ngon

Đầu Bếp  Phùng Lịch chụp ảnh cùng Nghệ sĩ Trà My.

Nhân viên Nhà hàng Gà Ngon chụp ảnh cùng nghệ sĩ Giang còiNhà hàng GÀ Ngon vinh dự đón nghệ sĩ Đặng Quang Tùng tới dùng bữa.Nghệ sĩ NSƯT Đỗ Kỷ chụp ảnh cùng đầu bếp Phùng Lịch.
CEO Đinh Văn Lộc tới dùng bữa tại nhà hàng Gà NgonĐạo diễn Mai Long tổ chức họp báo Phim Tết tại nhà hàng Gà Ngon

Hoa hậu phụ nữ toàn thế giới 2018 Dương Thùy Linh rất thích thú với món gà Không lối thoát
Nghệ sĩ hài Quang Tèo
NSND Lan Hương – bà mẹ chồng khó tính trong “Sống chung với mẹ chồng” cùng Á hậu Ngọc Lan thường chọn nhà hàng Gà Ngon cho các buổi tụ họp của mình.
Vợ chồng ca sĩ Chế Phong – NSUT Thanh Thanh Hiền trải nghiệm dùng bữa tại nhà hàng Gà Ngon.
NSND Hồng Liên đang dùng bữa tối tại nhà hàng Gà Ngon
Ca sĩ Hồ Quang Tám coi việc đặt tiệc mừng liveshow của mình tại nhà hàng Gà Ngon là một sự sáng suốt và thành công
Nghệ sĩ hài Vượng Râu thường ghé nhà hàng Gà Ngon vào dịp cuối tuần

Ưu điểm của nhà hàng là giá thành các món ăn cực rẻ với nhiều suất ăn chỉ 70 – 120K và khách còn được ưu đãi mang đồ uống vào dùng mà không phải trả phí. Đặc biệt trong hơn 50 món ăn từ gà đồi Tam Đảo, dê núi, trâu giật, chim trời, hải sản của nhà hàng Gà Ngon, món Gà Không lối thoát được tạp chí Du lịch nổi tiếng thế giới Triprow đánh giá cao, coi là tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Món ăn được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, các nghệ sĩ nổi tiếng Việt tìm đến thưởng thức.

Món gà Không lối thoát của nhà hàng Gà Ngon là đặc sản Hà Nội mà bất cứ du khách phương xa nào đến Thủ đô đều muốn thưởng thức
Điểm hấp dẫn của món ăn là sau khi giải thoát cho chú gà khỏi kén xôi, một mẹt gà Không lối thoát vàng ươm, thơm lừng, đầy đặn bày trên bàn đủ cho 4 người ăn no bụng

Du khách nước ngoài biết đến nhà hàng Gà Ngon qua các tạp chí Du lịch thế giới, tò mò tìm đến nếm thử món Gà Không lối thoát – tinh hoa ẩm thực Việt Nam

Anh Daniel và chị Sarah vừa xuống sân bay quốc tế Nội Bài đã bắt xe tới nhà hàng Gà Ngon để thưởng thức món Gà Không lối thoát nổi tiếng
Sau khi đi thăm quan làng lụa Vạn Phúc, anh Michael và chị Thu Hà  đã ghé thăm nhà hàng Gà Ngon để thưởng thức món Gà Không lối thoát
Cảm giác của du khách nước ngoài là cực kì thú vị khi lần đầu tiên nhìn thấy tận mắt đặc sản Gà Không lối thoát nổi tiếng của nhà hàng Gà Ngon
Chị Mary cực kì hài lòng với món ăn tinh hoa ẩm thực Việt – gà không lối thoát
Ấn tượng với món Gà Không lối thoát lạ mắt, anh Peter đã chụp ảnh kỉ niệm với món ăn độc đáo này để khoe với bạn bè
Các vị khách nước ngoài đến Gà Ngon đều bị chinh phục bởi bữa ăn đậm chất chất Việt Nam và cực kì tinh tế của nhà hàng

Trở thành món ăn biểu tượng của Hà Nội, nên hầu như người Hà Nội nào cũng đều cho biết là đã từng ăn món Gà Không lối thoát này tại nhà hàng Gà Ngon, còn các du khách tỉnh xa đến Hà Nội thì sau khi ăn trực tiếp tại nhà hàng xong đều muốn đặt những con Gà Không lối thoát mang về nhà làm quà biếu người thân.

Một ngày 500-600 con gà được ra lò để đến với những người yêu mến món Gà Không lối thoát
Du khách đến Hà Nội cảm thấy vui hơn vì mua được đặc sản Gà Không lối thoát về cho người thân yêu của mình
Cảnh tượng quen thuộc tại nhà hàng là mỗi du khách cầm trên tay một túi gà Không lối thoát khi ra về
Du khách coi món quà Gà Không lối thoát là một nét đẹp ẩm thực khó cưỡng của vùng đất Thủ đô
Sức hút của món gà Không lối thoát không hề hạ nhiệt khiến NSND Lan Hương và Á hậu Ngọc Lan cũng đặt mua Gà Không lối thoát về nhà

Nhà hàng Gà Ngon nổi tiếng với tứ đại món ăn đó là: Trâu, Dê, Gà, Cá. Theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ mỗi bàn ăn nên gọi một món gà, một món trâu và một món dê và một món cá. Dưới đây là 4 món ăn nổi tiếng nhất của nhà hàng Gà Ngon các bạn nên thưởng thức một lần trong đời.

Nhà hàng độc quyền có món Trâu cháy Tiêu xanh bản gang lạ miệng được thực khách ưa chuộng
Nhà hàng Gà Ngon còn là nhà hàng duy nhất tại miền Bắc có món Dê quay nguyên con.
Gà Không lối thoát – một trong tứ đại món ăn của nhà hàng Gà Ngon
Món cá tầm om chuối đậu – món ăn cuối cùng trong tứ đại món ăn rất nổi tiếng của nhà hàng Gà Ngon

Khi đến Hà Nội chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua ý định đến ăn nhà hàng Gà Ngon và thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây, tuy nhiên có lưu ý nho nhỏ là nên đặt bàn trước, bởi với lượng khách đổ về nhà hàng quá đông như hiện nay, chắc chắn sẽ không còn chỗ, dù nhà hàng đã luôn sẵn sàng cho cả 4 khu ăn uống với không gian 5000m2. (Số điện thoại của nhà hàng Gà Ngon0987.888.502– 0987.888.502)

Review nhà hàng Gà Ngon chi nhánh Thiên Đường Bảo Sơn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967.886.202